Chú thích Lê_Ngọc_Hân

  1. Đại Việt sử ký toàn thư ghi là [昕], Đại Nam thực lục ghi là [忻] còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là [欣]; tất cả đều đọc là Hân
  2. Thăm chùa Kim Tiên: Qua "Ai tư vãn" của Công chúa Ngọc Hân.
  3. 1 2 Theo TS. Trương Văn Quả, tr. 331.
  4. Theo Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao LãngHoàng Lê nhất thống chí, nhưng theo cuốn Ngự chế ngọc phả ký thì Lê Ngọc Hân là con gái thứ 21 (chú thích của TS. Trương Văn Quả, tr. 331).
  5. TS. Trương Văn Quả (tr. 332) ghi tên là Nguyễn Thị Ngọc và Nguyễn Văn Đức.
  6. Năm bài văn tế này đã được Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm tìm thấy và công bố trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943 tại Hà Nội.
  7. Nguyên văn: 上言,璇闈日暖,褘褕之瑞彩方新;瑤宴雲深,霓羽之真遊永閟。几筵展敬,簡冊貽芳。欽惟大行武皇后玉殿下,秀毓銀潢,祥徵渭涘。齊媚協敷內則,嗣徽賡京室之遺音;弘光懋體至元,成化配左宮之懿範。琚瑀示儀於寰海,帨幋滋慶於邦家。荊湖弗逮龍髯,碧漢之追陪有約;蓬島倏遄鸞馭,長秋之歡侍無由。哀恫恪奉孝思,譔述參稽禮制。謹上尊號,曰柔懿莊慎貞一武皇后。伏望默垂慧鑒,光受崇稱。遡十四年煒燁,彤書善美,式留琬琰;歷千百世肅雍,清廟昭明,用妥焄𤌾。小子不勝感悟,戀慕之至。謹奉冊文,叩籲以聞
  8. Năm 1786 khi Lê Hiển Tông mất, bà Huyền mới 33 tuổi, nghĩa là năm đó bà Huyền mới 51 tuổi.
  9. Theo Các triều đại Việt Nam, sách đã dẫn. Theo Quốc sử di biên, vào năm 1843, nhân một vụ kiện giữa viên chánh tổng tên là Phụng với dân làng Phù Ninh, vua Thiệu Trị đã ra lệnh khai quật mộ mẹ con Ngọc Hân, rồi ném hài cốt xuống sông Nhị Hà (sông Hồng), đồng thời cho đem nhà thờ, ruộng thờ ra bán hết (dẫn theo TS. Trương Đức Quả, tr. 332).
  10. Bản dịch tiếng Việt do TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì việc biên dịch. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 2010, tr. 75.
  11. Phạm Trường Khang, sách đã dẫn, tr 108.
  12. Phạm Trường Khang (sách đã dẫn, tr 109) và Lê Nguyễn (sách đã dẫn, tr 129-138).